Công Ty Luật TNHH LCMT

http://www.luatlcmt.com


Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn theo pháp luật

Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn theo pháp luật
lyhon

Tóm tắt câu hỏi:

Chào các luật sư . Tôi có vợ và được 2 con. Đứa gái đầu được 3,5 tuổi, thằng út được gần 2 tuổi. Do quá trình chung sống vợ tôi thờ ơ việc nhà cửa, nội trợ tôi phải gánh vác, riết tình cảm nhạt dần nên quyết định ly hôn. Tôi có thoả thuận tôi nuôi thằng út, đứa lớn con gái theo mẹ, nhưng hôm sau vợ ko ký đơn và tự ý ẵm con về nhà ngoại, ông bà ko cần biết gì ? Chỉ biết binh con và điện thoại nặng nhẹ mẹ tôi, vì sống chung nhà. Và ko chịu chia con theo thoả thuận. Vợ tôi ko có đi làm, chỉ ở nhà buôn bán lặt vặt trên fb, ông bà ngoại ko có thu nhập hằng ngày, có đc bầy heo để đẻ con bán, cuộc sống ông bà không dư dã và còn nhờ vợ tôi đứng góp hợp đồng vay 20tr 12 tháng, hiện tại vợ tôi vẫn gom góp từ tiền phòng mạch y của nhà tới tiền mỹ phẩm bán để góp 2 tr mấy 1 tháng + thêm cái điện thoại 1,3 triệu / tháng. Nay giành quyền nuôi cả 2 con ko giao về phía nhà nội. Nhà nội còn mẹ tôi hưởng lương hưu hàng tháng khi vừa nghỉ việc ở bệnh viện, còn tôi đang trong quá trình chờ đủ thâm niên đăng ký hoạt động( 3,5 năm / 4 năm) nên làm việc thí công ở bệnh viện , hàng tháng đc tiền thủ thuật khoảng 2 tr, do trong khoa biết có con nhỏ nên chỉ cho làm buổi sáng, buổi chiều về đi làm bệnh kiếm thêm, và có mở phòng mạch ở nhà do chưa có dc giấy kinh doanh nên ko đăng bảng hiệu, thu nhập hàng ngày của tôi từ việc đi làm thêm bên ngoài và ở nhà tối thiểu 500.000/ ngày, trang bán đồ online thu nhập thêm khoảng 3tr / tháng. Tôi thấy đk kinh tế tôi có, do ko phải lo cho mẹ, làm ra tiền, nhưng ko có bảng lương thì làm sao chứng minh thu nhập để bắt lại con. Tôi ko muốn chuyện lùm sùm, nhưng do bên ngoại quá đáng, nhà tôi thì điều kiện sinh hoạt đầy đủ hơn bên kia nhiều lắm, và 2 đứa con tôi và nội nó nuôi từ khi còn là bào thai, cho tới sinh nở 1 tay tiền tôi lo, bên kia chẳng cho 1 đồng, con lớn tới chừng này toàn tiền bạc bên tôi, sao họ nở lòng ngồi không hưởng lợi giành con cháu chi , trong khi mẹ nó ko có việc làm cố định, ko có lượng khách cố định lại thêm góp hàng tháng ( trên này mẹ tôi phụ ) rồi ông bà ko có đồng ra vô hàng ngày vậy con tôi phải sống sao? Tôi tha thiết luật sư giúp tôi, và có thể về Tân Châu An Giang hổ trợ tôi khôbg? Tôi chỉ cần con , tôi tha thiết mong cầu.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LCMT. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LCMT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật hôn nhân và gia đình 2014

2. Giải quyết vấn đề

Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, khi kết quả của hôn nhân không đạt được, một trong hai bên hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình, quyền nuôi con sau khi ly hôn của cha hoặc mẹ sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con

– Con từ đủ từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi, quyền nuôi con sẽ phụ thuộc vào các điều kiện có lợi nhất của đứa bé.

Như vậy, nếu muốn giành quyền nuôi con, bạn cần phải chứng minh có đầy đủ điều kiện tốt nhất cho con.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây