Công Ty Luật TNHH LCMT

http://www.luatlcmt.com


Phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử dụng tài sản

Quyền hưởng dụng tài sản là một quyền đối với tài sản mới được bổ sung vào Bộ luật Dân sự 2015. Vậy quyền hưởng dụng khác quyền sử dụng tài sản như thế nào?
Phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử dụng tài sản

Bản chất

Điều 257 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.”

Trong khi đó, Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”.

Thời gian

Theo khoản 1 Điều 260 Bộ luật Dân sự 2015, thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.

Trong khi đó, thời gian của quyền sử dụng hoàn toàn do các bên thỏa thuận.
 

quyen huong dung quyen tai san

4 yếu tố để phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử dụng tài sản


Giới hạn về quyền đối với tài sản

Khoản 1 Điều 261 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ về quyền của người hưởng dụng. Theo đó, người hưởng dụng có quyền tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.

Còn đối với người sử dụng không phải chủ sở hữu thì quyền đối với tài sản phụ thuộc vào thỏa thuận của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Rõ ràng, quyền hạn đối với tài sản của người sử dụng không phải chủ sở hữu hạn chế hơn người hưởng dụng tài sản.

Quan hệ với chủ sở hữu tài sản

Đối với quyền hưởng dụng: Chủ sở hữu tài sản không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng. Mặc dù, chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập.

Đối với quyền sử dụng: Nếu chủ sở hữu đồng thời là người có quyền sử dụng thì sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Trường hợp người sử dụng không phải là chủ sở hữu thì việc sử dụng dựa theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo những quy định khác do luật định.

Nguồn tin: LuatVietNam

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây