Loading...

Hướng dẫn cách ghi quê quán trong hồ sơ

Thứ ba - 10/07/2018 09:52

Theo quy định về khai hồ sơ lý lịch đảng viên, quê quán ghi theo quê quán trong giấy khai sinh (nếu có thay đổi địa danh hành chính thì ghi cả nơi cũ và hiện nay); trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ).

Ông Nguyễn Việt Dũng đã lập gia đình và đang chuẩn bị kết nạp Đảng. Trong quá trình khai hồ sơ lý lịch Đảng viên, ông có thắc mắc về mục quê quán, cụ thể như sau: Ông nội và bố đẻ ông Dũng là người gốc ở Tản Hồng, huyện Ba Vì, Hà Tây, nhưng đều được sinh ra và lớn lên tại xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Bố ông Dũng cũng là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam và theo hồ sơ Đảng của bố ông kê khai phần Nguyên quán ở xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Ông Dũng cũng sinh ra, lớn lên và công tác ở Yên Bái. Ông Dũng hỏi, ông kê khai mục quê quán như thế nào mới đúng?

Về vấn đề này, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái có ý kiến trả lời như sau:

Tại Mục 1, Điếm 1.3, Tiết 1.3.2, Nội dung số 07, Hướng dẫn số 09 - HD/BTCTW ngày 5/6/2017 của Ban Tố chức Trung ương “Hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng viên” có hướng dẫn khai quê quán như sau:

Quê quán: “Ghi theo quê quán trong giấy khai sinh (nếu có thay đổi địa danh hành chính thì ghi cả nơi cũ và hiện nay); trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ)”. Ghi địa chi rõ xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thành phố trực thuộc tính), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương).

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây